IT Solution Theme
- Trang chủ
- Nộp thuế đối với người lao động đã nghỉ hưu
Nộp thuế đối với người lao động đã nghỉ hưu
Nộp thuế đối với người lao động đã nghỉ hưu
Nộp thuế đối với người lao động đã nghỉ hưu. Tiền lương nhận được từ việc tiếp tục làm việc sau khi nghỉ hưu vẫn phải nộp thuế.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư,Tôi đã nghỉ hưu với mức lương 5,3 triệu đồng/tháng do BHXH chi trả. Ngoài ra, tôi còn làm thêm bằng hình thức ký hợp đồng với 1 doanh nghiệp nhà nước, mức lương 13 triệu đồng/tháng, như vậy tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khoảng lương làm thêm này không ? Vợ tôi sinh tháng 6/1960, nghề nghiệp nội trợ, tôi có được giảm trừ gia cảnh không ? Mong được luật sư tư vấn giúp, xin chân thành cám ơn .
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Văn phòng Luật Sư
Thứ nhất, về thu nhập chịu thuế. Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định như sau:
"Điều 3. Thu nhập chịu thuế
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ."
Căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3, khoản tiền lương mà bác nhận được từ doanh nghiệp nhà nước vẫn được tính bình thường. Do theo quy định của pháp luật không có quy định miễn thuế cho khoản tiền lương nhận được trong trường hợp này.
Thứ hai, về giảm trừ gia cảnh. Khoản 3 Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012:
3. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;
b) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;
c) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;
d) Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:
– Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế;
– Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng."
Vợ bác sinh tháng 6/1960 tại thời điểm này là tháng 1/2016 thì vợ bác đã trên 55 tuổi (ngoài độ tuổi lao động). Do vậy theo quy định điểm d khoản 3 Điều 12 ở trên thì trường hợp này bác sẽ được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc (vợ bác) là 3,6 triệu/tháng. Đồng thời giảm trừ gia cảnh đối với đổi tượng nộp thuế (bác) là 9 triệu đồng /tháng.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư,Tôi đã nghỉ hưu với mức lương 5,3 triệu đồng/tháng do BHXH chi trả. Ngoài ra, tôi còn làm thêm bằng hình thức ký hợp đồng với 1 doanh nghiệp nhà nước, mức lương 13 triệu đồng/tháng, như vậy tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khoảng lương làm thêm này không ? Vợ tôi sinh tháng 6/1960, nghề nghiệp nội trợ, tôi có được giảm trừ gia cảnh không ? Mong được luật sư tư vấn giúp, xin chân thành cám ơn .
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Văn phòng Luật Sư
Thứ nhất, về thu nhập chịu thuế. Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định như sau:
"Điều 3. Thu nhập chịu thuế
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ."
Căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3, khoản tiền lương mà bác nhận được từ doanh nghiệp nhà nước vẫn được tính bình thường. Do theo quy định của pháp luật không có quy định miễn thuế cho khoản tiền lương nhận được trong trường hợp này.
Thứ hai, về giảm trừ gia cảnh. Khoản 3 Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012:
3. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;
b) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;
c) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;
d) Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:
– Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế;
– Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng."
Vợ bác sinh tháng 6/1960 tại thời điểm này là tháng 1/2016 thì vợ bác đã trên 55 tuổi (ngoài độ tuổi lao động). Do vậy theo quy định điểm d khoản 3 Điều 12 ở trên thì trường hợp này bác sẽ được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc (vợ bác) là 3,6 triệu/tháng. Đồng thời giảm trừ gia cảnh đối với đổi tượng nộp thuế (bác) là 9 triệu đồng /tháng.