IT Solution Theme
LVN chính thức nhận vụ việc tham gia tố tụng trước Tòa
Người sáng lập Công ty chúng tôi, Ông Lê Văn Năng. Ông xuất thân là một người làm việc cho Công ty có vốn đầu tư nước ngoài từ năm 2001. Đến năm 2022, Ông thành lập Công ty Luật LVN và làm việc tại đây.
Với trách nhiệm cộng đồng, Luật LVN tham gia tất cả các hoạt động xã hội của Đoàn Luật sư HCM và của các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp khác. Góp phần đưa công lý đến mọi người, bảo vệ hợp pháp tầng lớp thấp của xã hội và xây dựng xã hội công bằng, văn minh.
Luật LVN chính thức nhận vụ việc tham gia tố tụng trước Tòa. Tập hợp đồng sự trên các lĩnh vực liên quan tư pháp, ngành nghề, hỗ trợ tầng lớp thấp, tham gia tranh tụng, đại diện và bảo vệ quyền lợi khách hàng.
DỊCH VỤ TƯ VẤN THƯỜNG XUYÊN
Thưa Quý Công ty.
1
|
Về vấn đề lao động : Tư vấn Luật Lao động và các chế độ liên
quan, tư vấn việc giải quyết thôi việc, xử lý kỷ luật người lao động, đăng ký
xây dựng nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, xây dựng thang bảng
lương, đăng ký thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, thủ tục
xin giấy phép lao động cho người nước ngoài…
|
2
|
Về hợp đồng phát sinh trong quá trình kinh doanh : xem xét và có ý kiến
pháp lý đối với các hợp đồng phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Doanh
nghiệp, hiệu chỉnh hợp đồng,……
|
3
|
Về vướng mắc trong hoạt động kinh doanh : trả lời và đưa ra ý
kiến tư vấn đối với những nội dung thắc mắc có liên quan đến pháp luật kinh
doanh của Việt
|
4
|
Về chế độ báo cáo : việc thực hiện các chế
độ báo cáo của quý công ty cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt
|
5
|
Về văn bản giao dịch với khách hàng : xem xét và có ý kiến với
tất cả các văn bản do Quý Công ty ban hành có liên quan đến hoạt động của Quý
Công ty. Đảm bảo theo đúng quy định pháp luật và trình bày đúng chuẩn, chuyên
nghiệp.
|
6
|
Cập nhật các quy định pháp luật, chính sách mà Cơ quan nhà
nước ban hành hoặc áp dụng lien quan đến ngành nghề hoạt động kinh doanh của
Quý Công ty
|
7
|
Cử luật sư tham gia các cuộc họp nội bộ của Quý Công ty với tư cách luật sư tham
vấn giải quyết các vấn đề trong nội bộ có liên quan đến pháp luật Việt
|
8
|
Cử luật sư tham gia các buổi làm việc với khách hàng của Quý Công ty: Trong trường hợp có phát
sinh khiếu nại, hay tranh chấp hoặc khi Công ty xét thấy việc có mặt của Luật
sư là cần thiết.
|
9
|
Đại diện (hoặc tham gia với tư cách là Luật sư bảo vệ
quyền lợi) trong các buổi hòa giải, thương lượng đối với tất cả các tranh
chấp phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh: Soạn
thảo thư từ, văn bản trao đổi, tống phát thư với tư cách là VPLS bảo vệ quyền
lợi cho Quý Doanh nghiệp……
|
10
|
Đại diện (và cử Luật sư bảo vệ) cho Quý Công ty trong quá
trình tố tung với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan (và Luât sư bảo vệ) đối với những tranh chấp phát sinh trong quá
trình hoạt động kinh doanh.
|
TOÀN BỘ VĂN BẢN VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Các Chế Độ Bảo Hiểm
Các chế độ bảo hiểm xã hội
Theo quy định của pháp luật lao động, hiện nay nước ta có các chế độ bảo hiểm như sau:
- Chế độ trợ cấp ốm đau;
- Chế độ trợ cấp thai sản;
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Chế độ hưu trí;
- Chế độ tử tuất;
- Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
1- Chế độ trợ cấp ốm đau
Chế độ bảo hiểm ốm đau là nhằm để người lao động chữa trị bệnh tật và bù đắp một phần thu nhập mất đi do ốm đau phải nghỉ việc không có lương.
a) Những trường hợp được hưởng trợ cấp ốm đau
- Người lao động nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn rủi ro mà có xác nhận của tổ chức y tế do Bộ Y tế quy định thì được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau. Trường hợp người lao động nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc dùng chất ma túy thì không được hưởng trợ cấp ốm đau.
- Người lao động có con thứ nhất, thứ hai (kể cả con nuôi theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình) dưới 7 tuổi bị ốm đau, nếu có yêu cầu của tổ chức y tế phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cũng được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
- Người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa dân số như: đặt vòng, nạo hút thai, thắt ống dẫn tinh . . . thì cũng được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
b) Thời gian tối đa được hưởng và mức hưởng trợ cấp ốm đau
• Thời gian tối đa người lao động được hưởng trợ cấp ốm đau được pháp luật lao động quy định như sau:
- 30 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
- 40 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm;
- 50 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên.
Riêng đối với người lao động làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại (danh mục nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành), làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì thời gian tối đa người lao động được hưởng trợ cấp ốm đau được pháp luật quy định như sau:
- 40 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
- 50 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm;
- 60 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên.
Mức trợ cấp là 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc.
Người lao động bị mắc bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế ban hành thì thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa là 180 ngày trong một năm, không phân biệt thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều hay ít. Trường hợp này, mức trợ cấp là 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc.
Trường hợp nếu hết hạn 180 ngày mà còn phải tiếp tục điều trị, thì thời gian điều trị thêm được hưởng trợ cấp bằng 70% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên; và được hưởng trợ cấp bằng 65% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 30 năm.
• Người lao động có con thứ nhất, thứ hai (kể cả con nuôi theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình) dưới 7 tuổi bị ốm đau, nếu có yêu cầu của tổ chức y tế phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cũng được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội với mức trợ cấp là 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc. Trường hợp này, pháp luật lao động quy định thời gian tối đa được hưởng trợ cấp như sau:
- 20 ngày trong 1 năm, đối với con dưới 3 tuổi;
- 15 ngày trong 1 năm, đối với con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.
• Người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa dân số như: đặt vòng, nạo hút thai, thắt ống dẫn tinh . . . thì cũng được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội với mức trợ cấp là 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc (thời gian nghỉ việc trong trường hợp này do Bộ Y tế quy định).
2 - Chế độ trợ cấp thai sản
Việc thực hiện thiên chức sinh đẻ và nuôi dạy con cái đã khiến cho phụ nữ có những đặc điểm tâm sinh lý riêng. Vì vậy, pháp luật lao động đã có những quy định riêng đối với lao động nữ. Chế độ trợ cấp thai sản đối với lao động nữ trong bảo hiểm xã hội cũng nhằm thực hiện mục đích ấy.
a) Những trường hợp được hưởng trợ cấp thai sản
- Thời gian nghỉ sinh con đối với lao động nữ (không kể sinh con thứ mấy) ;
- Thời gian nghỉ để đi khám thai;
- Thời gian nghỉ việc do bị sẩy thai;
- Thời gian nghỉ nuôi con nuôi (1 con nuôi) dưới 4 tháng tuổi kể cả lao động nữ và lao động nam.
b) Thời gian được hưởng và mức hưởng trợ cấp thai sản
- Thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con được pháp luật lao động quy định như sau:
+ 4 tháng đối với người làm việc trong điều kiện bình thường.
+ 5 tháng đối với người làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 và 0,7;
+ 6 tháng đối với người làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1,0; người làm nghề hoặc công việc đặc biệt theo danh mục do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành.
Nếu sinh đôi trở lên, thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
Trong trường hợp khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết (kể cả trường hợp đẻ thai chết lưu) thì người mẹ được nghỉ việc 75 ngày tính từ ngày sinh; nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì được nghỉ việc 15 ngày tính từ khi con chết, nhưng không vượt quá thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con như đã trình bày ở phần trên.
Trường hợp hết thời hạn nghỉ việc sinh con như đã trình bày ở trên, nếu có nhu cầu thì sản phụ có thể nghỉ thêm với điều kiện được người sử dụng lao động chấp thuận nhưng không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ 60 ngày trở lên tính từ khi sinh con và phải có chứng nhận của thầy thuốc về việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước 1 tuần lễ. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương, lao động nữ vẫn được hưởng trợ cấp thai sản đến hết thời gian nghỉ theo quy định.
- Trong thời gian có thai được nghỉ việc để đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày (trường hợp người lao động có thai làm việc ở xa tổ chức y tế, hoặc người mang thai có bệnh lý, thai không bình thường thì được nghỉ việc 2 ngày cho mỗi lần khám thai).
- Trường hợp sẩy thai thì được nghỉ việc 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng; 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên.
- Người lao động (không phân biệt nam hay nữ) nếu nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp cho đến khi nuôi con đủ 4 tháng tuổi.
Mức trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ thuộc các trường hợp nêu trên bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ. Ngoài ra, khi sinh con được trợ cấp 1 lần bằng 1 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
3 - Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a) Chế độ trợ cấp tai nạn lao động
a1) Người lao động bị tai nạn trong các trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp tai nạn:
- Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.
a2) Mức trợ cấp tai nạn lao động
Người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và được tính trên mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố
Mức trợ cấp được quy định như sau:
1/ Bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần theo quy định dưới đây:
Mức suy giảm khả năng lao động ==> Mức trợ cấp 1 lần
Từ 5% đến 10 % ==> 4 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 11% đến 20% ==> 8 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 21% đến 30% ==> 12 tháng tiền lương tối thiểu
2/ Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên, được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện theo quy định dưới đây:
Mức suy giảm khả năng lao động ==> Mức trợ cấp hàng tháng
Từ 31% đến 40% ==> 0,4 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 41% đến 50% ==> 0,6 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 51% đến 60% ==> 0,8 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 61% đến 70% ==> 1,0 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 71% đến 80% ==> 1,2 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 81% đến 90% ==> 1,4 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 91% đến 100% ==> 1,6 tháng tiền lương tối thiểu
Người lao động bị tai nạn lao động suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng, hàng tháng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức tiền lương tối thiểu.
Người lao động bị tai nạn lao động làm tổn thương các chức năng lao động của chân, tay, tai, mắt, răng, cột sống... được trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng theo niên hạn.
Người lao dộng chết khi bị tai nạn lao động (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu) thì gia đình được trợ cấp 1 lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất sẽ được trình bày ở phần sau.
Người hưởng trợ cấp tai nạn lao dộng 1 lần hoặc hàng tháng, nếu đủ điều kiện, được hưởng chế độ hưu trí sẽ được trình bày ở phần sau.
b) Chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp
b1) Danh mục bệnh nghề nghiệp được trợ cấp
Danh mục bệnh nghề nghiệp được trợ cấp bảo hiểm xã hội vui lòng xem thêm từ khóa "Danh mục bệnh nghề nghiệp"
b2) Mức trợ cấp bệnh nghề nghiệp
Người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp theo danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì được hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp giống như chế độ đối với người bị tai nạn lao động.
4- Chế độ hưu trí
Căn cứ vào hai điều kiện: tuổi đời và tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà người lao động đóng bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng (lương hưu) hay được trợ cấp một lần.
a) Chế độ hưu trí hàng tháng (lương hưu)
a1) Điều kiện để được hưởng lương hưu
Người lao động khi nghỉ việc mà có một trong các điều kiện dưới đây thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.
- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại.
+ Đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên
+ Đủ 10 năm công tác ở miền Nam, ở Lào trước ngày 30/4/1975, hoặc ở Campuchia trước ngày 31/8/1989.
Người lao động cũng được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn khi có một trong các điều kiện sau đây:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm đến dưới 20 năm.
- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại và đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời).
a2) Tính % mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được hưởng
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm thì được tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 3% đối với lao động nữ và 2% đối với lao động nam.
Mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn thì cách tính lương hưu cũng như trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi thì giảm đi 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với người lao động nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên, có nguyện vọng về hưu thì được hưởng lương hưu như cách tính nêu trên, nhưng mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi không phải giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài lương hưu hàng tháng, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 25 năm, lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm, khi nghỉ hưu được trợ cấp một lần theo cách tính như sau: từ năm thứ 26 trở lên đối với lao động nữ, từ năm thứ 31 trở lên đối với lao động nam, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được nhận bằng một nửa (1/2) tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng tối đa không qúa 5 tháng.
a3) Tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Có 3 cách tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội áp dụng đối với 3 loại đối tượng lao động khác nhau, cụ thể:
- Cách 1:
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương tháng trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Cách 2:
Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội không theo các mức lương trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.
- Cách 3:
Người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định mà chuyển sang làm công việc khác đóng bảo hiểm xã hội có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy các mức lương cấp bậc của 5 năm liền kề làm công việc nặng nhọc, độc hại để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu.
b) Chế độ trợ cấp một lần
Những trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội:
- Người lao động nghỉ việc đã đủ tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng;
- Người lao động đi định cư hợp pháp ở nước ngoài.
5 - Chế độ tử tuất
Nội dung của chế độ này bao gồm: chế độ mai táng và chế độ trợ cấp tiền tuất (chế độ tiền tuất hàng tháng hoặc tiền tuất một lần).
a) Mai táng phí
Người lao động đang làm việc; người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí; người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi chết thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu.
b) Tiền tuất
b1) Tuất hàng tháng
Người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên; người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng; người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng và người lao động đang làm việc bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp bị chết thì những thân nhân do họ trực tiếp nuôi dưỡng sau đây được hưởng tiền tuất hàng tháng:
- Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai). Nếu con còn đi học thì được hưởng tiền tuất hàng tháng đến khi đủ 18 tuổi.
- Bố, mẹ (cả bên vợ và bên chồng); vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi trở lên, nữ đủ 55 tuổi trở lên).
Mức tiền tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân nêu trên bằng 40% mức tiền lương tối thiểu. Trong trường hợp thân nhân không có nguồn thu nhập nào khác và không còn người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng bằng 70% mức tiền lương tối thiểu.
Số thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng không quá 4 người và được hưởng kể từ ngày người lao động chết. Trường hợp đặc biệt do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết.
b2) Tuất một lần
Người lao động đang làm việc; người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí; người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng và người lao động đang làm việc bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì gia đình được nhận tiền tuất 1 lần.
Mức tiền tuất 1 lần đối với gia đình người lao động đang làm việc hoặc người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí chết, tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1/2 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Mức tiền tuất 1 lần đối với gia đình người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng chết thì tính theo thời gian đã hưởng lương hưu hoặc trợ cấp, nếu chết trong năm thứ nhất tình tính bằng 12 tháng lương hưu hoặc trợ cấp đang hưởng, nếu chết từ năm thứ 2 trở đi thì mỗi năm giảm đi 1 tháng, nhưng tối thiểu bằng 3 tháng lương hưu hoặc trợ cấp.
(Tab Widget 4)
(Tab Widget 2)
(Tab Widget 3)
Gallery
About
(Tab Widget 1)
Author
(Tab Widget 5) Popular Posts
ĐIỂM TỰA AN TOÀN PHÁP LÝ CHO MỌI NGƯỜI
Tư Vấn Miễn Phí 24/24
Luật sư: LÊ VĂN NĂNG : 0918.417.219
Địa chỉ: 237/4/70C Hòa Bình, P Hiệp Tân, Q Tân Phú, TPHCM - Email: levannang09@gmail.com